Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine
    Tin Việt Nam
Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
'Chuyện xưa tích cũ' trong truyện ngắn VN hiện đại (1)
Truyện ngắn sử dụng "chuyện xưa tích cũ" thường không bị lặp lại mà còn tạo ra những giá trị mới qua sự nhìn nhận và đánh giá của con người hiện đại về những nhân vật vốn “im lặng” trong truyện xưa.

 


Trên văn đàn Việt Nam đương đại, dạng truyện ngắn viết lại “chuyện xưa tích cũ” đang nở rộ khác thường. Đây được xem là một hiện tượng giàu ý nghĩa với sự góp mặt của các tác giả như Nguyễn Huy Thiệp, Lê Đạt, Lê Minh Hà, Hoà Vang, Trương Quốc Dũng, Bùi Hoàng Vị, Lưu Minh Sơn, Hồ Anh Thái… Dạng truyện này không chỉ có hình thức đa dạng, phong phú mà phạm vi phản ánh cũng rất rộng, đề cập đến mọi vấn đề trong đời sống xã hội, đặc biệt là một số vấn đề mang tính nhạy cảm trong xã hội hiện đại. Việc tìm hiểu dạng truyện này còn giúp chúng ta hiểu thêm về mối quan hệ giữa đời sống văn học và đời sống xã hội.


 


Dạng truyện ngắn này sử dụng các mẩu “chuyện xưa” hay một số “tích cũ” làm “vật liệu” để kiến tạo nên tác phẩm mới. Đó có thể là những chuyện cổ tích, những giai thoại, những mẩu chuyện lưu truyền trong dân gian, nay được viết lại, viết thêm hoặc dựa trên những yếu tố cơ bản như nhân vật, sự kiện để viết thành cốt truyện mới. Sự sáng tạo bằng hệ thống thi pháp hiện đại, đã làm cho loại truyện cổ này không còn đơn thuần là công cụ chức năng nữa, mà nó được nâng lên tầm cao hơn, chuyên chở những thông điệp khác nhau, mang màu sắc hiện đại.

 




Việc viết lại “chuyện xưa tích cũ” có nhiều cách thức khác nhau, trong đó cách giữ nguyên cốt truyện cũ và gia cố thêm các chi tiết mới như nhân vật, tình tiết, diễn biến câu chuyện.


 


Một số truyện cổ được tái hiện trong các truyện ngắn đương đại với cốt truyện không hề thay đổi nhưng cũng không phải là kể lại hoặc dịch lại nguyên văn chuyện cũ. Thay vào đó, tác giả bổ sung một số chi tiết làm cho truyện đó vừa mang màu sắc cổ xưa vừa mang màu sắc của cuộc sống đương đại với sự bộn bề, phức tạp đa dạng cũng như sự phong phú trong đời sống nội tâm của con người.


 


Nếu như, những nhân vật cổ xuất hiện trong truyện ngắn của Lỗ Tấn vẫn mang dáng vẻ của thời đại cũ, thì ở trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp những nhân vật như Hồ Xuân Hương, Trương Chi… đều được trao cho một dáng vẻ của con người hiện đại. Chút thoáng Xuân Hương được gợi ý từ thơ của Hồ Xuân Hương, tuy Hồ Xuân Hương không xuất hiện. Trong truyện Trương Chi, cũng không phải là một Trương Chi hát hay, đàn giỏi như trong hình dung xưa nay mà là một anh chàng rất đời thường, tính toán, nhưng không phải là do bản chất của chàng không tốt mà vì chàng hiểu ra bản chất của cuộc đời, sự khốn nạn của kiếp sống nghèo hèn do sự tàn nhẫn phi lý của hiện thực. Hiện thực ấy khiến chàng đau khổ, tức giận và căm ghét.


 


Trong các tác phẩm của Lê Đạt, có rất nhiều truyện được viết theo cách thức này. Bài Hai ku nói về cuộc gặp gỡ giữa Tướng quân Yođa và nhà thơ Basô là có thật nhưng cuộc đối thoại giữa họ cùng những chi tiết như Basô nợ tiền rượu, “mặt như một nông phu”, uống trà như “phường ngưu ẩm”, một Basô sỗ sàng, dung tục, hồn nhiên đến quá mức thì lại mang nhiều nét hư cấu. Cùng một cách thức như thế một loạt tác phẩm khác như: Lầu Hạc Vàng, Bữa tiệc Flobe, Bức tranh có ma, Đám ma Sêkhôp, Tượng Balzac, Hèn đại nhân đều có những nhân vật thật. Tác giả đã giữ nguyên những sự kiện cơ bản về nhân vật. Câu chuyện về lầu Hoàng Hạc với hai bài thơ của Thôi Hiệu và Lý Bạch là có thật, còn cuộc thi thơ được tác giả nói đến không phải để so sánh tài năng mà để nhằm đến mục đích khác. Flobe với những trang viết nhập thần là có thật. Cuộc đời của nhà văn Balzac trong Tượng Balzac và hoạ sĩ Van Gogh trong Bức tranh có ma đã diễn ra đúng như tác giả nói. Bên cạnh đó, có rất nhiều chi tiết được làm mới, qua đó thể hiện thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. Trong Cây đàn Long Môn, tác giả nhắc đến mối tình tri âm giữa Bá Nha và Tử Kỳ cùng tiếng đàn huyền thoại, đồng thời bổ sung một loạt chi tiết mới về cuộc sống riêng tư của Bá Nha cũng như sự tái xuất của tiếng đàn theo một cách đầy dụng ý.


 


Việc giữ nguyên các sự kiện chính liên quan đến nhân vật từ hoàn cảnh xuất thân, đến quá trình tưởng thành, sự nghiệp họ theo đuổi và cách kết thúc cuộc đời của họ như Lê Đạt làm với Balzac, Flobe, Van Gogh đã tạo cho người đọc niềm tin rằng câu chuyện là điều có thật. Có thể so sánh, giọng điệu, ngôn ngữ của nhân vật trong các truyện cổ ít biểu cảm, thiên về miêu tả và nhân vật chỉ được miêu tả hành động không có diễn biến nội tâm, nếu có thì cũng mang tính chung chung. Trong khi đó, các truyện viết lại “truyện cổ” tái hiện các nhân vật đó nhưng không chỉ được miêu tả nội tâm đa dạng mà còn có rất nhiều đối thoại thậm chí độc thoại. Lời nói của nhân vật cũng không còn vẻ chung chung nữa mà mang tính cá nhân rõ rệt, những nhân vật cổ luôn bị đóng khung trong những khuôn phép chuẩn mực nay được trở thành những người mang tính hiện đại. Những tưởng khập khiễng nhưng hoàn toàn phù hợp. Qua lời nói, nhân vật có thể bộc lộ những nỗi niềm của một con người với đầy đủ quyền lợi đáng phải có. Cũng chính những chi tiết được thêm vào và lời nói của nhân vật mà tác giả thể hiện được ý tưởng nghệ thuật của mình. Trong bối cảnh văn học có sự phát triển mạnh mẽ, phương thức sáng tạo đó hoàn toàn được chấp nhận. Các hình thức cách tân, sự đa nghĩa và khẳng định bản sắc phong cách riêng của từng nhà văn được khuyến khích.


 


Hình thức mượn xưa để nói nay đã là truyền thống từ trước, nay được phát triển hơn nữa, nhằm chuyên chở những thông điệp không tiện nói ra trực tiếp nên mượn vỏ bọc của chuyện xưa, người cũ, như vậy vừa hiệu quả, vừa ít bị bắt bẻ. Ngoài hình thức làm mới cốt truyện cũ thì truyện ngắn viết lại còn có một số hình thức thể hiện khác.


 


Khi truyện ngắn Sự tích ngày đẹp trời và truyện Nhân sứ của tác giả Hoà Vang ra đời, dư luận khá xôn xao. Khen chê lẫn lộn, sự phán xét của dư luận bao giờ cũng ồn ào nhưng công bằng, kết quả cho thấy không một tác phẩm nào được nhớ đến trong thời gian dài nếu nó không thực sự có chất lượng. Giá trị của tác phẩm không chỉ được thể hiện qua những giải thưởng đã làm rạng danh tác giả cũng như khiến người ta chú ý mà nó thực sự được khẳng định khi có sức sống trong lòng độc giả. Hai truyện ngắn của tác giả Hoà Vang được sáng tác theo hình thức viết thêm phần hậu truyện, phần sau của những câu chuyện cổ tích đã định hình trong lòng độc giả. Xưa nay chúng ta vẫn quen với những kết thúc có hậu của truyện cổ tích, ở đó cái thiện được bù đắp, cái ác bị trừng trị, người “ở hiền gặp lành” kẻ “gieo gió thì gặp bão”. Chúng ta tưởng như thế là kết thúc thoả đáng rồi. Nhưng không, Hoà Vang đã là người đi tiếp, viết tiếp phần sau cho những câu chuyện ấy.


 


Vẫn là nhân vật trong truyện xưa nhưng nếu ở trong truyện của Lê Đạt thường là nhắc lại cuộc đời của nhân vật và sáng tạo thêm khiến cho người đọc một hình dung khác về nhân vật thì Hòa Vang lại không biến đổi cốt truyện cũ mà chỉ viết thêm phần sau. Đó như là những vui buồn của người diễn viên sau cánh gà khi đã diễn xuất những gì người xem yêu cầu. Truyện Sự tích ngày đẹp trời nói về Mị Nương - người con gái xưa nay ta vẫn hình dung là hiền thục, thật thà, xinh đẹp đã hạnh phúc hài lòng khi theo Sơn Tinh về núi Tản Viên bỏ lại Thủy Tinh thất bại, căm hận, dâng nước trả thù. Những con nước bạc hàng năm nhấn chìm hoa màu làm hại đến đời sống của nhân dân là do vết thương lòng đó gây ra. Chúng ta quen ngợi ca Sơn Tinh và nguyền rủa Thuỷ Tinh, kẻ thất bại, kẻ độc ác, kẻ xấu xa. Và chúng ta quên đi một điều hãy đối xử thật công bằng để xem xét lại mọi việc, khi xét lại mọi việc mới thấy Thủy Tinh quả bị oan, chàng cũng là một người có tình cảm sâu nặng nhưng do thua thiệt đủ đường từ lễ vật đến khoảng cách, chàng thua Sơn Tinh là phải. Một người nặng tình như thế thì Mị Nương - một người con gái lấy chồng theo ý cha - không nhớ không lưu tâm mới là điều không bình thường. Và vì cảm thông cho nỗi niềm của Mị Nương và Thuỷ Tinh, như một sự bù đắp “một ngày đẹp trời” xuất hiện mỗi năm cho hai người gặp nhau. Trong truyện này tác giả để cho nhân vật tự bộc lộ và giãi bày suy nghĩ. Lời nói của nhân vật là lời của những con người hiện đại có cái tôi to lớn, phát ngôn để tự bào chữa cho mình. Câu chuyện khiến độc giả thấy thương cho Mị Nương và Thuỷ Tinh. Mỗi người có một lý lẽ riêng. Tuy là phần hậu truyện nhưng lại có mối liên hệ khớp với truyện cổ chúng ta thường nghe. Đây vừa là cái nhìn mới mẻ của nhà văn, cũng là sự đánh giá của con người hiện đại về những chuyện đã thuộc về lịch sử. Cách lật ngược vấn đề như vậy chính là một nét đặc sắc trong các sáng tác văn học ngày nay.


 


Ngoài ra, còn có nhiều truyện ngắn khác cũng được viết theo dạng này như Đường Tăng của Trương Quốc Dũng. Hình ảnh bốn thầy trò Đường Tăng trải qua bao gian nan vất vả để đi Tây Trúc thỉnh kinh mong tu thành chính quả đã quá quen thuộc với người đọc. Trong truyện, sau khi nhiệm vụ hoàn thành, cả bốn được ban cho thoát khỏi chốn dương trần về với cõi Phật, trong đêm cuối cùng làm người, Đường Tăng không ngủ được. Tác giả đã viết về những con sóng trong lòng Đường Tăng trong đêm ấy. Trong truyện Tây Du Ký chúng ta chỉ tưởng ra sự hài lòng đến tuyệt đối của bốn thầy trò chứ chưa từng nghe nói đến một sự băn khoăn nào. Tác giả làm cho người đọc sửng sốt khi Đường Tăng tỏ ra băn khoăn về sự lựa chọn của mình, nghi ngờ chân lý mình theo đuổi. Nhưng đã quá muộn. Nếu như người đọc không hiểu dụng ý của tác giả thì sẽ ngỡ đó là sự cân đo giữa Đạo và đời, nhưng thực chất không phải thế. Phần hậu truyện này giúp chúng ta nhận ra rõ “đạo” không ở đâu xa mà ở ngay trong mỗi chúng ta.


 


Cũng nói về thầy trò Đường Tăng, truyện Nhân sứ của Hoà Vang viết về việc bốn thầy trò đã tu đắc đạo đã thành chính quả nhưng lại luôn chờ đến kiếp làm người và muốn được làm người như Sa Tăng. Vậy chẳng hoá ra việc tu luyện vượt qua thử thách là vô ích.


 


Tác giả Lê Minh Hà có các truyện như Châu Long, Ngày xưa cô Tấm, An Dương Vương đều được viết theo cách thức này. Truyện Châu Long đã lần đầu tiên đưa Châu Long - người phụ nữ vĩ đại chưa từng được nói đến - xuất hiện trong văn học. Tình bạn của Lưu Bình và Dương Lễ đã trở thành giai thoại, để người đời sau hết lời ca ngợi nhưng lại không ai biết rằng có được tình bạn cao cả đó, đã có một người phụ nữ hy sinh cuộc đời của mình trở thành một thứ phương tiện trong tay đàn ông. Tác giả đã nhìn ra nỗi thiệt thòi của Châu Long, vì thế ở cuối truyện nàng đã được nâng lên đúng tầm. Còn hai người đàn ông mà nàng đã vì họ quên mình lại bị hạ bệ. Ở đây tác giả đã nói lên những cơ cực của Châu Long, cách nói đầy hàm súc. Nàng lấy chồng, không được chăm sóc cho chồng, mà được chồng bắt đi chăm sóc bạn chồng. Tay nàng vun vén, vỗ về giúp người bạn của chồng đậu đạt vinh quy bái tổ. Nàng chẳng được hưởng niềm vui đó mà phải trở về theo lời chồng dặn. Sau hơn mười năm xa cách, chăn đơn gối chiếc, trái tim của nàng đã lạnh giá, lại bị chồng ngờ vực. Suốt quãng đời còn lại nàng sống trong lặng lẽ, giá băng. Đó chính là phần sau của một câu chuyện có hậu.


 


Dù viết tiếp, nhưng truyện không bị lặp lại mà còn tạo ra những giá trị mới qua sự nhìn nhận và đánh giá của con người hiện đại về những nhân vật đã “im lặng” trong truyện xưa từng được ca ngợi. Trước đó các nhân vật chỉ được nhìn một chiều, hành động theo chức năng thì nay trong phần hậu truyện được nhìn ở nhiều góc cạnh khác nhau, từ đó tái hiện được mọi biểu hiện của tâm trạng nhân vật, hoặc nói cách khác nhân vật được sống trong thời hiện đại với sự đa giọng điệu và con người cá nhân được bộc lộ rõ ràng tự nhiên nhất. Họ được nói lên tiếng nói của lòng mình chứ không phải nói thay cho một người nào khác với những tâm sự khát khao chân thật, mãnh liệt của một con người.


(Còn tiếp)


 


Nguyễn Thị Minh Tâm - Vnexpress

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện' (09-05-2024)
    IDP lên tiếng về việc hơn 56.200 chứng chỉ IELTS không được Bộ GD&ĐT công nhận (09-05-2024)
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Sách tiết lộ người Ba Lan đào trộm mồ dân Do Thái (15-02-2011)
    Nhà văn Tô Hoài: Món gì cũng chán, chỉ ngon món rượu (07-02-2011)
    Một sự công nhận dành cho thể loại tản văn (21-01-2011)
    ‘Dị hương’ chiến thắng tuyệt đối tại giải Văn học 2010 (18-01-2011)
    ‘Nhà văn lên báo nhiều không có nghĩa là PR tốt’ (10-01-2011)
    'Mật mã Da Vinci', 'Harry Potter' bán chạy nhất ở Anh (05-01-2011)
    Văn học cổ điển ‘phục hưng’ nhờ sách điện tử (30-12-2010)
    Tìm tiêu chí tôn vinh dịch giả và biên tập viên  (28-12-2010)
    Lối viết nước đôi hay ‘phép lợi thế’ trong 'Phiên bản' (22-12-2010)
    Bruce Weigl: 'Chiến tranh cướp đi sự sống nhưng tặng tôi thơ ca' (19-12-2010)
    ‘Hội thề’ đoạt giải A tiểu thuyết của Hội Nhà văn (17-12-2010)
    Nhà thơ Mỹ Bruce Weigl ‘trở về ngôi nhà VN’ (14-12-2010)
    Rowan Somerville giễu cợt giải Bad Sex (09-12-2010)
    Chắt nội Leo Tolstoy đến VN kỷ niệm 100 năm ngày mất nhà văn (08-12-2010)
    Lật lại vụ ám sát liên quan đến Salman Rushdie 17 năm trước (01-12-2010)
    Stephen King thách thức ‘Twilight’ với truyện tranh ma cà rồng  (28-11-2010)
    ‘Kín’ - một dòng tiểu thuyết miên man (23-11-2010)
    Carrie Ryan: ‘Sự lãng mạn có thể tồn tại ở bất cứ đâu’ (17-11-2010)
    Hồi ký George Bush không hợp gu dân Mỹ (10-11-2010)
    Góc khuất tự truyện hay nhà văn nghèo nàn vốn sống (03-11-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153042902.